Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước dịch công chứng thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống Trump: Điều đầu tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất dịch công chứng cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?

01

Tôi từng biến mất khoảng một tuần, có người bạn để ý nên nhắn tin hỏi tôi đã đi đâu.  Tôi im lặng rất lâu, sau đó đáp: "Sống quá thất bại, cần tìm một nơi để trốn chạy".

Người bạn đó nói: "Như cậu mà còn gọi là thất bại thì có phải bọn tôi đừng nên sống nữa hay không".

Tôi trả lời: "Làm gì đến mức thế. Mà nói chung cố mà sống thôi, kiếm tiền".

Người bạn: "Cậu mà thiếu tiền ư? Tính theo tuổi cậu giờ chắc cũng phải tiết kiệm được kha khá rồi. Tháng nào cũng có lương, lại còn viết lách thêm, cả đống tiền".

Tôi đọc mà bật cười: "Tôi nghèo lắm, trời ạ. Ở tuổi tôi thì nên tích được bao nhiêu tiền chứ? Cậu nghĩ thử coi".

Tôi mang câu hỏi này post lại lên MXH và thu về vô số đáp án, phần lớn đều của những người độ tuổi từ 18-35 tuổi.

27 tuổi, không nhà, không xe, không bạn gái, không tiền tiết kiệm...

23 tuổi, một căn nhà, tài sản cá nhân khoảng 300 triệu...

25 tuổi, có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm...

28 tuổi, ở trọ, có bạn gái, không có tiền tiết kiệm...

19 tuổi, sống dựa vào trợ cấp của gia đình, tài sản cá nhân có điện thoại, đồng hồ?

29 tuổi, một công ty, một biệt thự, một Mercedes, tài sản hiện nay tính tiền tỷ...

... Không có gì cả...

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 1.

Cứ thế, mọi người so đi tính lại, có người giàu, có người nghèo, có người hâm mộ, có người tranh cãi... Rồi không ai bảo ai, mọi người đều tập trung vào người có câu trả lời có công ty, có biệt thự, có siêu xe kia. Tất nhiên, câu hỏi lúc này tất cả đều kiểu: "Có phải cậu là rich kid không? Có phải lập nghiệp lâu lắm rồi không? Mà lập nghiệp sớm cũng không thể có biệt thự, có siêu xe nhanh như thế được".

Kỳ lạ là khổ chủ lại hoàn toàn im lặng giữa cơn ồn ào mình gây ra.

Lúc này, có người khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn con nhà giàu luôn. 23 tuổi tốt nghiệp đại học, vừa tốt nghiệp đã mở công ty riêng, lái siêu xe. Nếu không phải nhà có điều kiện thì làm gì có chuyện 29 tuổi đã phất nhanh vậy".

Bên dưới 100 comment thì 99 comment đồng tình: "Đúng vậy".

Sau đó lại là một loạt than vãn, kể khổ, thở dài, kêu ca bất công.

Lúc này đây tôi tự nhiên hối hận câu hỏi mình đã đăng lên. Trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường mọi người có cũng thế. Sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

02

Ngày hôm sau, anh chàng 29 tuổi kể trên inbox riêng cho tôi, hỏi: "Cậu có tin tôi là rich kid không?".

Tôi ngẫm nghĩ rồi kết hợp với phản ứng đám đông nên đồng ý.

Người ấy lại nói: "Nhà tôi làm kinh doanh thật nên chắc sinh ra tôi đã có máu kinh doanh. Nhưng chỉ có máu kinh doanh thôi thì tác dụng gì? Lên cấp 3, tôi vừa học vừa tìm cách đầu tư. Lên năm nhất đã thành lập công ty riêng. Tới năm 2, công ty phá sản, tôi mang món nợ gần 1 tỷ đồng. Năm 3 đại học, vất dịch công chứng vả lắm tôi mới lên được một dự án, chạy vạy, đi khắp nơi xin đầu tư hơn 3,2 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ xin được 1,6 tỷ. Đã vậy nhà đầu tư còn rút vốn giữa chừng, tôi khốn đốn đến mức không trả nổi lương cho nhân viên. Khi đó tôi đã nghĩ mình trắng tay rồi. Tôi không biết mình đã vượt qua quãng thời gian đó như thế nào nữa. Cuối cùng, cơ hội đến, tôi một lần nữa sống lại. Đương nhiên, suy cho cùng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khi ông trời nhận ra sự cố gắng của tôi. Tôi đã tự trở thành rich kid của cuộc đời tôi".

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 2.

Đọc xong tâm sự của doanh nhân trẻ này, tôi thở dài. Đúng là không có so sánh thì không có đau thương. 

Chúng ta của hồi cấp 3 còn đang cắm đầu vào học, hoặc bám hành lang bàn luận cậu bạn lớp bên nào đẹp trai, đàn em khóa dưới nào xinh gái, "kinh doanh" là khái niệm gì đó quá ư lạ lẫm hoặc cho rằng đó là việc của người lớn, chẳng liên quan gì đến mình hết. 

Tới năm nhất đại học, chúng ta nghĩ mình là tân sinh viên, chỉ quan tâm đến chuyên ngành của mình rồi lo yêu đương. "Công ty riêng" là từ trên trời, nói chi đến việc tự mình quản lý, vận hành, lãi, nợ gì đó hoàn toàn xa tầm với.

23 tuổi tốt nghiệp, theo đúng quy trình thì chúng ta sẽ lao đầu đi tìm việc. Trước khi tìm được việc hoặc kể cả mới đi làm thì còn thử việc, thực tập, lương thấp, chúng ta vẫn phải sống dựa vào bố mẹ. Loay hoay giữa thành phố lớn, lo tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, lương cơ bản coi như đủ, lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Chúng ta phần đông giống với trường hợp 27 tuổi, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không có cả người yêu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 3.

Tất nhiên, cũng có một kiểu người còn trẻ đã kết hôn, bố mẹ hai bên đều có điều kiện nên mua nhà cho. Hai vợ chồng trẻ giải quyết được vấn đề nhà cửa rồi thì nay chỉ cần lo làm việc thôi, không có tiền tiết kiệm cũng không sao.

Còn người có câu trả lời 23 tuổi có nhà, có 300 triệu trong tài khoản kia có thể là rất giỏi, tự mua được nhà, hoặc được bố mẹ mua cho. Còn 300 triệu tiết kiệm là cô ấy tự nỗ lực mà, không thì do có người giúp.

Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

03

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 4.

Tôi có một cô bạn mà tôi coi như nữ thần. Lý do là vì cô ấy rất xinh, rất giỏi, làm việc ở công ty lớn, thường check-in ở những nơi mà người thường ít có khả năng tới, lâu lâu còn chụp ảnh chung với toàn người nổi tiếng. Ngay cả việc xem trang cá nhân của cô ấy thôi tôi cũng nhận thấy nó khác với người khác, nơi đó toát ra cái khí chất ở "tầng trên". Nếu không phải biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ cô ấy rất giàu, lương cao chót vót, gia thế khủng, tiền tiết kiệm cũng rất nhiều. Thế nhưng quen rồi mới biết, cô ấy thực ra chỉ là một thợ trang điểm bình thường. Vì hay theo các đoàn làm phim nên được đi khá nhiều nơi, thậm chí nếu đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng hoặc vai phụ của phụ, cô ấy cũng được mời tham gia luôn.

Tôi hỏi cô ấy: "Nghề của bà chắc lương cao lắm nhỉ? Suốt ngày được đi nữa chứ, mới 20 tuổi nhưng chắc tiết kiệm được kha khá rồi đúng không?".

Cô ấy cười khổ: "Ông nhìn bên ngoài thì thấy thế thôi chứ tiền lương là một chuyện, phải đi theo tôi ông mới biết mọi chuyện thực sự là như thế nào".

Sau này có lần vì quá tò mò, tôi đi làm "thợ phụ" cho cô nàng thật. Cô ấy nhận trang điểm cho một đoàn làm phim, đến cảnh nữ chính là cô dâu cần quay ngoại cảnh, cô ấy đi theo. Mỗi ngày chỉ được nghỉ ngơi 4 tiếng, vì phải quay cảnh bình minh nên 4 giờ sáng cô ấy đã phải dậy trang điểm. Diễn viên quay thì cô ấy ngồi chợp mắt trên ghế, không dám ngủ say vì sợ người ta cần dặm phấn hay tô son thêm. Cứ thế, cảnh này vừa xong, cô ấy lại chạy qua cảnh khác, trang điểm hết vai này đến vai khác. Cả ngày dài làm việc, lưng cô ấy có khi còn không thẳng lên được. Nếu đoàn phim quay đêm, cô ấy cũng phải thức theo.

Làm mấy năm, tiền tiết kiệm đúng là có thật nhưng cơ thể cô ấy cũng đến lúc biểu tình: Đau dạ dày, đau lưng, suy giảm trí nhớ, trái gió trở trời thì đau hết mình mẩn... Tới lúc này, tiền kiếm được muốn tiêu cũng không xong. Đó là chưa kể đến chuyện nếu không việc, cô ấy chỉ biết ngồi nhà chạy mấy job nhỏ lẻ, công bỏ ra thì nhiều mà tiền thu về thì ít.

04

Nói chung, khi bạn hơn 20 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là chuyện của bạn, chứ xã hội không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. 

Nếu bạn còn đi học, dù bạn không có tiền tiết kiệm cũng không ai khinh thường bạn hết, là học sinh thì việc học mới là quan trọng, cơ hội kiếm tiền tương lai còn rất nhiều.

Nếu bạn đã đi làm mà cũng chẳng có tiền tiết kiệm cũng không sao, dù sao bạn vẫn còn trẻ, cố gắng nhiều hơn một chút là được.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 5.

Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như cơ sở kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết, điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và khát vọng kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. 

Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.  20 tuổi, thậm chí 30 tuổi không có tiền tiết kiệm không sao hết, không có nhà không sao hết, không có xe không sao hết, không có bồ cũng không sao hết, có năng lực và một trái tim mạnh mẽ mới là điều quan trọng.

Cố gắng thì hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia dịch công chứng đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó dịch công chứng bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong

Malaysia thêm 153 ca nhiễm mới

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong - Ảnh 1.

Người dân đeo khẩu trang tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 9/3. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 21/3, Malaysia có thêm 153 ca nhiễm mới, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này lên 1.183, trong đó có 37 người phải điều trị tích cực. Malaysia vẫn là nước có tình hình dịch nghiêm trọng nhất ASEAN.

Cùng ngày, Malaysia đã ghi nhận bệnh nhân thứ 4 tử vong vì COVID-19. Đây là một người đàn ông 50 tuổi thuộc nhóm tham dự sự kiện tôn giáo tại nhà thờ Sri Petaling ở Kuala Lumpur từ 27/2-1/3.

Trong số 153 ca nhiễm mới ngày 21/3 có 90 ca liên quan Biên phiên dịch tới sự kiện tôn giáo tại nhà thờ Sri Petaling, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 liên quan tới sự kiện này lên thành 651. Sự kiện tôn giáo tại nhà thờ Sri Petaling có 16.000 người tham dự, trong đó có 14.500 người Malaysia và 1.500 người nước ngoài trong khu vực.

Ngày 19/3, Tổng thư ký Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham cho biết nước này đã xác định được 10.650 người tham dự sự kiện, lấy mẫu xét nghiệm từ 4.986 người và phát hiện 513 người dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2). Cảnh sát Malaysia đang nỗ lực truy tìm khoảng 4.000 người còn lại vẫn chưa khai báo để lấy mẫu xét nghiệm.

Thái Lan đóng cửa trung tâm thương mại ở Bangkok

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong - Ảnh 2.

Người dân thủ đô Bangkok đổ xô đi mua hàng tại siêu thị BigC trưa 21/3. Ảnh: Ngọc Quang (P/v TTXVN tại Thái Lan)

Ngày 21/3, chính quyền thành phố Bangkok đã ra lệnh cho tất cả các trung tâm thương mại đóng cửa trong 22 ngày từ 22/3 đến 12/4. Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết hầu hết các cửa hàng trong các trung tâm thương mại sẽ bị đóng cửa, ngoại trừ các siêu thị, hiệu thuốc, nơi bán thực phẩm để mang về hoặc giao hàng, và những dịch vụ thiết yếu khác.

Thống đốc Bangkok cũng ra lệnh đóng cửa những địa điểm có nguy cơ cao khác vì những nơi này thu hút nhiều người, bao gồm các chợ đêm cuối tuần cũng như một loạt những địa điểm thể thao và giải trí chưa bị tác động bởi lệnh đóng cửa trước đó. Thống đốc Bangkok Aswin kêu gọi công chúng không hoảng loạn và tích trữ thực phẩm, đồng thời đảm bảo rằng người dân sẽ có thể mua đủ thực phẩm và hàng hóa.

Bộ trưởng Nội vụ Anupong Paojinda cho biết các tỉnh còn lại của Thái Lan dự kiến ra lệnh tạm đóng cửa tất cả các địa điểm giải trí trong 14 ngày nhằm củng cố nỗ lực kiềm chế dịch COVID-19. Ngoài thủ đô Bangkok, có 5 tỉnh đã ra lệnh trên.

Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Narumon Pinyosinwat cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã đề nghị người sinh sống ở thủ đô Bangkok và những tỉnh lân cận hợp tác bằng cách hạn chế ra khỏi nhà. Về những ý kiến đề nghị phong tỏa, người phát ngôn này nói rằng các biện pháp phải được chuẩn bị sẵn sàng trước, đồng thời cũng phải cân nhắc tới những người sống dựa vào thu nhập hàng ngày.

Tính tới cuối ngày 21/3, Thái Lan có thêm 89 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người bị nhiễm tại quốc gia này lên 441. Đây là ngày có số lượng người nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất từ trước tới nay.

Số ca nhiễm ở Indonesia tiếp tục tăng nhanh

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong - Ảnh 3.

Nhân viên Chữ Thập đỏ Indonesia phun thuốc khử trùng tại một trường học ở Jakarta ngày 20/3. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 21/3, Bộ Y tế Indonesia xác nhận thêm 81 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 450 ca nhiễm và 38 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trước đó, chính quyền thủ đô Jakarta đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh trong hai tuần tới khi tỷ lệ tử vong tại quốc gia này leo lên mức cao nhất Đông Nam Á.

Nhằm hỗ trợ người dân, Chính phủ Indonesia tuyên bố sẵn sàng giải ngân 2,3 tỷ USD cho các chương trình an sinh xã hội nhằm giúp khoảng 70 triệu người dân ứng phó với các tác động tài chính của dịch COVID-19.

Trước đó, Hạ viện Indonesia đã quyết định hoãn họp trong bối cảnh đại dịch lây lan nhanh tại thủ đô Jakarta, địa điểm đóng trụ sở của Hạ viện và đang là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh.

Singapore ghi nhận hai ca tử vong đầu tiên

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong - Ảnh 4.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-2 tại Singapore ngày 26/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong ngày 21/3, Singapore đã ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 tử vong do những biến chứng phức tạp của bệnh.

Bệnh nhân thứ nhất là cụ bà 75 tuổi, người Singapore. Ngày 23/2, bà này được đưa vào Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NCID) vì bệnh viêm phổi và đã được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2. Bà đã được điều trị tại Khoa Điều trị Tích cực (ICU) kể từ khi được đưa vào NCID. Sau đó, bệnh nhân này đã có những biến chứng nghiêm trọng và tử vong sau 26 ngày điều trị tại ICU. Bà có tiền sử bệnh tim và huyết áp cao.

Bệnh nhân thứ hai là nam giới 64 tuổi người Indonesia. Ông này được đưa vào điều trị tích cực tại ICU thuộc NCID ngày 13/3 sau khi từ Indonesia đến Singapore trong cùng ngày và được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 vào ngày 14/3. Bệnh nhân cũng đã có những biến chứng nghiêm trọng và tử vong sau 9 ngày điều trị tại đây. Trước khi đến Singapore, ông này đã nằm viện tại Indonesia để điều trị bệnh viêm phổi và có tiền sử bệnh tim.

Bộ Y tế Singapore và NCID đã liên hệ với gia đình các bệnh nhân này và có những sự giúp đỡ cần thiết. Bộ trưởng Gan Kim Yong cũng kêu gọi người dân bình tĩnh và áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng dịch mà chính phủ đã đưa ra.

Philippines thêm 45 ca mới

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 21/3: Trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 người tử vong - Ảnh 5.

Cảnh sát Philippines tại một chốt chặn ở thủ đô Manila ngày 15/3. Ảnh: THX/TTXVN

Chiều 21/3, Philippines cũng thông báo thêm 45 ca nhiễm bệnh, nâng tổng số ca nhiễm mới chỉ riêng trong ngày 21/3 lên mức 77 ca.

Cho tới nay, nước này ghi nhận tổng số 307 ca nhiễm bệnh và 19 ca tử vong vì dịch bệnh.

Chính phủ Philippines đã yêu cầu hơn 50% dân số ở nhà tự cách ly để ngăn chặn virus lây lan.

Tại Việt Nam, tính tới hết ngày 21/3, có 94 ca mắc COVID-19, trong đó có 17 ca đã khỏi bệnh. Việt Nam chưa có ca tử vong vì dịch bệnh.

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong

Đức Giáo hoàng Francis đã khuyến khích các linh mục Công giáo can đảm ra ngoài và đến với những người bệnh. Đến thăm các đơn vị chăm sóc đặc biệt, các giáo sĩ đã tiếp xúc với một số trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng nhất.

Hậu quả là, ít nhất 10 linh mục đã chết vì Covid-19 tại giáo phận Bergamo gần Milan, theo tờ báo Công giáo Avvenire.

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong - Ảnh 1.

Một linh mục cử hành Thánh lễ Chúa Nhật một mình trong Vương cung thánh đường Santa Maria ở Trastevere. Ảnh: REUTERS

Năm trường hợp linh mục tử vong khác đã được khai báo tại TP Parma, trong khi các ca tử vong còn lại xảy ra ở Brescia, Cremona và Milan, tất cả đều ở miền Bắc nước Ý.

Những cái chết, cho dù là linh mục hay thành viên trong cộng đồng của họ, "nhiều đến mức không đếm xuể", tờ báo Công giáo viết.

Giống như các bác sĩ, các linh mục ở Ý tiếp xúc với các trường hợp nghiêm trọng nhất của căn bệnh này. "Với một chiếc mặt nạ, mũ lưỡi trai, găng tay, áo choàng và kính bảo vệ, các linh mục chúng tôi đi Biên phiên dịch bộ quanh các gian phòng như những cái bóng" - Cha Claudio del Monte nói với hãng tin Adnkronos của Ý.

Cha Del Monte coi sóc một giáo xứ ở Bergamo, thành phố nằm trên sườn đồi xây tường bao quanh với 120.000 người, hiện là trung tâm của dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới.

Tính đến ngày 20-3, với 4.634 ca nhiễm virus corona, tỉnh Bergamo đã chiếm 11% số ca bệnh Covid-19 của cả nước Ý, trong khi dân số ở đây chỉ chiếm 0,2% trong tổng số dân của Ý.

Dân Bergamo tử vong rất nhiều đến nỗi xe tải quân đội phải chở quan tài đi hôm 19-3. Người ta còn lo ngại rằng số người chết thực sự có thể còn cao hơn vì một số nạn nhân chưa được xét nghiệm bao giờ.

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong - Ảnh 2.

Đức Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ một mình tại nhà khách Santa Marta ở Vatican hôm 19-3. Ảnh: EPA

Giống như tất cả các nạn nhân khác, các giáo sĩ được chôn cất mà không có nghi lễ. Đó là bởi vì lễ an táng, cùng với lễ cưới, đã bị cấm cử hành trong hơn một tuần để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Trong khi đó, theo Euronews , một bác sĩ người Ý - từng kể ông phải làm việc không đeo găng tay tại một trong những bệnh viện bị ảnh hưởng nặng nề ở nước này - đã chết sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona.

Trong một cuộc phỏng vấn trước khi chết, bác sĩ Marcello Natali, 57 tuổi, nói với Euronews rằng ông làm việc mà không có găng tay bảo vệ vì nguồn cung cấp găng tay đã cạn kiệt tại bệnh viện ở thị trấn Codogno, phía Bắc nước Ý.

Tung tin “gặp Diêm Vương và được chỉ cho cứ ăn cật dê là khỏi bệnh”, người phụ nữ bị xử phạt 15 triệu đồng

Theo thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, chiều ngày 21/3, Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công an huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) tiến hành triệu tập Phạm Thị Hồng Chinh, sinh năm 1981 (trú tại xóm 3C, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) để làm rõ về hành vi đăng tải thông tin dịch công chứng sai sự thật trên trang Facebook.

Tung tin “gặp Diêm Vương và được chỉ cho cứ ăn cật dê là khỏi bệnh”, người phụ nữ bị xử phạt 15 triệu đồng - Ảnh 1.

Phạm Thị Hồng Chinh tại Cơ quan công an. (Ảnh Công an tỉnh Ninh Bình).

Cụ thể nội dung Chinh đăng tải lên mạng xã hội Facebook cho rằng: "Thường xuyên gặp được Quan thế âm bồ tát, người có tượng được mọi người cúng bái trong chùa và Diêm Vương là người cai quản âm phủ, nơi con người đến khi chết.

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 20/3/2020 thì được Diêm Vương cho gặp và chỉ cho cách chữa bệnh, cứ ăn cật dê sẽ khỏi. Chế biến cật dê để ăn, cứ ăn khi nào khỏi thì thôi’’.

Sau khi nắm được thông tin vụ việc, Công an tỉnh Ninh Bình đã xác định đây là thông tin sai sự thật mang quan điểm nhận thức cá nhân nhằm câu view câu like gây hoang mang dư luận.

Tại cơ quan Công an, Phạm Thị Hồng Chinh đã nhận thức được hành vi của bản thân là vi phạm các quy định của pháp luật, đồng thời xóa bài viết và cam kết không đăng tải thông tin sai sự thật.

Trước việc thông tin sai sự thật, Cơ quan chức năng đã ra Quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với Phạm Thị Hồng Chinh về hành vi vi phạm điểm B, khoản 4, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.

Ông Trump mắng té tát phóng viên chất vấn về Covid-19

Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng các công ty tư nhân, trong đó có cả các hãng xe hơi, đã bắt đầu sản xuất thiết bị y tế cần thiết sau khi ông kích hoạt đạo luật thời chiến để có thêm quyền chỉ đạo. Nhưng ông không cho biết các công ty đó làm theo yêu cầu của Tổng thống hay tự nguyện chuyển đổi.

Phát biểu của ông Trump về Đạo luật sản xuất quốc phòng có từ 70 năm trước được đưa ra trong một cuộc họp báo dữ dội mà ở đó ông đã mắng xối cả những phóng viên đã hỏi rằng có phải ông đã tạo hy vọng sai lầm cho người Mỹ khi nói về những nỗ lực chống dịch Covid-19 , trong đó có việc khẳng định thuốc chống sốt rét có thể chữa Covid-19, trong khi thuốc này chưa được thử nghiệm lâm sàng cho mục đích đó.

Khi được hỏi rằng đã kích hoạt đạo luật khẩn cấp để có thêm quyền chỉ đạo hay chưa, ông Trump nói: “Chúng ta có hàng triệu khẩu trang đang được mang đến và sẽ được phân phát cho các bang đang khó khăn…Chúng ta đang sử dụng đạo luật, đạo luật rất tốt cho những việc như thế này”.

Nhiều lần nhận được câu hỏi rằng hãy nói chi tiết những công ty nào đang tham gia và liệu họ tham gia một cách tự nguyện hay chấp hành chỉ đạo, ông Trump đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn. Có lúc ông lại nói vẫn chưa sử dụng quyền lực đó.

“Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phải làm điều đó. Đó là điều kỳ diệu. Chúng tôi đã nhận được cuộc gọi từ các công ty xe hơi, chúng tôi nhận được cuộc gọi từ các công ty khác nói rằng họ có năng lực sản xuất máy thở và họ muốn sản xuất những thứ đó”, ông Trump nói.

Nhưng lúc sau, khi được hỏi lại về vấn đề này, Tổng thống Mỹ lại nói rằng General Motors là một Biên phiên dịch trong những công ty ông đề nghị giúp sản xuất thiết bị y tế. Ông cũng nói ông cần những công ty khác tham gia trước khi nêu tên họ công khai.

Thống đốc các bang của Mỹ đang báo động về tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế và máy thở trong khi số ca lây nhiễm tăng vọt trên cả nước.

Cuộc họp báo về Covid-19 hôm 20/3 diễn ra vô cùng gay gắt vì ông Trump nhiều lần nổi xung với câu hỏi của phóng viên.

Có lúc, ông mắng té tát phóng viên theo dõi Nhà Trắng của đài NBC Peter Alexander khi được hỏi rằng có phải tổng thống đang “cố gắng khiến mọi thứ trở nên tích cực” và đề nghị ông hãy gửi thông điệp đến những người Mỹ đang sợ hãi vì dịch bệnh.

“Tôi phải nói rằng anh là một phóng viên tồi tệ, đó là điều tôi muốn nói”, ông Trump mắng mỏ.

“Đó là câu hỏi vô cùng tồi tệ, và tôi nghĩ sẽ là một tín hiệu xấu khi anh nhắn nhủ tới người dân Mỹ. Người Mỹ đang tìm câu trả lời và họ tìm kiếm hy vọng. Anh đang làm báo kiểu giật gân lá cải, giống như NBC ”, ông Trump nói.

Alexander trước đó có chất vấn chuyện ông Trump nói thuốc chống sốt rét chloroquine có hiệu quả đối với bệnh nhân Covid-19.

Các chuyên gia trong ngành, trong đó có chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ - TS Anthony Fauci, nói rằng thuốc này dù đang được sử dụng thử nghiệm ở một số nơi đối với bệnh nhân Covid-19, nhưng chưa có bằng chứng từ thử nghiệm lâm sàng để khẳng định nó có hiệu quả đối với virus corona.